Các loại trần gỗ tự nhiên
Hiện nay chúng ta có thể bắt gặp không ít những loại trần gỗ tự nhiên khác nhau phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách hàng. Mỗi một loại đều có những đặc tính và ưu nhược điểm riêng. Để có thể đánh giá chi tiết về từng loại, chúng ta có thể tham khảo thêm thông tin bên dưới nhé.
Trần gỗ Hương
Đây là một trong những loại trần gỗ được đánh giá cao nhờ những đặc tính ưu việt hơn hẳn các loại gỗ khác như:
+ Trần gỗ hương có khả năng thích ứng tốt với thời tiết khí hậu Việt Nam.
+ Ít bị cong vênh, mối mọt.
+ Bền bỉ, tuổi thọ cực cao.
+ Thớ gỗ đẹp, màu gỗ đỏ hồng tự nhiên vô cùng bắt mắt, ấn tượng.
+ Gỗ có mùi hương dịu nhẹ mang đến cảm giác dễ chịu, thư giãn và an toàn với sức khỏe
Để đảm bảo hiệu quả và tính thẩm mỹ, quá trình thi công trần gỗ tự nhiên cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Đo đạc thông số và xác định vị trí thi công
Khi đo được kết quả chính xác cao nhất các thông số kích thước của trần. Bên cạnh đó, chúng ta cần cân bằng mặt trần bằng thước để nhận định độ phẳng của trần nhà.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu thi công
Để phục vụ cho công tác thi công, chúng ta cần có:
+ Gỗ ốp trần đã gia công ( quá trình này nó đòi hỏi phải mất một thời gian để cho gia chủ lựa chọn loại gỗ, để họ xẻ gỗ và phơi gỗ)
+ Sơn nước hoặc sơn dầu, bột bả matit, có thể chỉ cần đánh xi
+ Dụng cụ thi công: máy khoan, cắt, cưa, búa, ốc, vít, thép, khăn lau,…
+ Thanh thép mạ chống gỉ hoặc thanh gỗ chữ C sử dụng làm khung xương
Bước 3: Lắp hệ khung xương
Bộ phận khung được xem là đòn bẩy, là lớp nền cố định và cân bằng trần. Đặc biệt, với những trần nhà có độ phẳng không cao thì nó càng đóng vai trò trọng yếu.
Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi thi công nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và chính xác. Khi tiến hành cần cố gắng hoàn thiện một cách chuẩn chỉnh thì hiệu quả thi công mới đảm bảo.
Bước 4: Lắp đặt trần
Sau khi đã dựng xong khung xương, chúng ta sẽ ghép các tấm ván gỗ vào theo tỉ lệ phù hợp. Để đảm bảo sự vừa vặn, chúng ta cần đo lường chính xác chiều rộng x chiều dài của trần. Trong trường hợp bị thừa, có thể dùng dao cắt bỏ phần thừa.
Quá trình lắp đặt cần được thực hiện chuẩn chỉnh từ tấm vấn đầu tiên cho đến khi kết thúc.
Bước 5: Khâu hoàn thiện, vệ sinh
Khi đã kết thúc công đoạn lắp trần gỗ, chúng ta cần tiến hành kiểm tra và vệ sinh bề mặt trần. Tốt nhất nên dùng khăn mềm sạch kết hợp dầu tẩy thiên nhiên để loại bỏ hết các vết bám còn lại.
Công thợ thi công tùy theo loại gỗ nó chỉ khoảng 800k đến 1400k/1m vuông
DƯƠNG ĐÌNH KIÊN. COM
Hotline: 0834.740.083 | (028) 35 89 87 11
Email: duongdinhkien72@gmail.com
Xem thêm