Gỗ sưa và những thông tin bạn chưa biết

Gỗ sưa từ lâu đã được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong hoàng tộc phong kiến. Ngày nay, gỗ sưa như là minh chứng cho sự giàu sang, quyền lực của người sở hữu. Là loại gỗ được ví như “gỗ đắt hơn vàng”, gỗ sưa mang giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao được nhiều người săn tìm. Cùng tìm hiểu về loại gỗ “đắt đỏ” này cùng Dương Đình Kiên nhé.

Gỗ sưa là gì?

Gỗ sưa là một loại cây thân gỗ trung bình, sống lâu năm, thuộc họ Đậu với danh pháp khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain. Đây là loại gỗ quý được vua chúa phong kiến xưa sử dụng để làm đồ nội thất và các vật dụng hằng ngày trong cung đình. Gỗ sưa còn có các tên gọi khác như gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc thối…

Gỗ sưa tự nhiên hiện nay còn lại rất ít và phải được canh phòng nghiêm ngặt để tránh bị chặt phá bất cứ lúc nào. Gỗ sưa được phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và tỉnh Hải Nam Trung Quốc.

Hình ảnh những khúc gỗ sưa

Gỗ sưa tại sao lại đắt?

Có rất nhiều câu chuyện được truyền tai nhau về tác dụng thần kỳ của gỗ sưa trong y học chữa bệnh hay là hương liệu được quý tộc xưa sử dụng trong ướp xác. Dù chưa được chứng minh về tính chính xác nhưng những điều này vẫn khiến gỗ sưa bị nhiều nhà giàu săn lùng và trở nên có giá trị đắt đỏ.

Tình trạng khai thác ồ ạt đã khiến gỗ sưa dần bị cạn kiệt và trở thành loài cây nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, gỗ sưa từ năm 1994 đã được xếp vào nhóm IA là loại gỗ cực kỳ quý hiếm và cấm khai thác.

Bên cạnh đó, gỗ sưa có chất lượng gỗ vô cùng tuyệt vời với khả năng chống mối mọt, ẩm mốc hiệu quả; không ngấm nước và nứt nẻ. Các sản phẩm từ gỗ sưa bền chắc có thể tồn tại đến hàng trăm năm là lí do khiến loại gỗ này có giá cực kì đắt đỏ.

Vòng tay được làm từ gỗ sưa đỏ

Gỗ sưa có mấy loại?

Gỗ sưa có thể phân loại dựa vào màu sắc và vân gỗ. Có các loại sau:

Gỗ sưa trắng

Gỗ sưa trắng có thân vỏ nhẵn, cây lâu đời xuất hiện các lớp vẩy chết.Hoa mọc thành chùm, có mùi thơm dịu. Trái khi đốt không có mùi đặc biệt.

Gỗ sưa trắng thịt gỗ khá dày, hoa văn mảnh nhỏ ít sắc nét, màu sắc nhợt nhạt, không đẹp bằng gỗ sưa đỏ. Loại cây này không có tính ứng dụng cao trong đời sống, cây được trồng chủ yếu làm cây xanh ở công viên, ven đường...

Gỗ sưa đỏ

Gỗ sưa đỏ có vỏ sần sùi hơn sưa trắng. Quả kết thành từng chùm, đốt sẽ có mùi thối đặc trưng rất dễ phân biệt.

Sưa đỏ sinh trưởng nhanh, dễ trồng dễ chăm sóc. Cây có thể thu hoạch sau khoảng 8 - 10 năm. Gỗ sưa đỏ có lõi to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc nâu đen. Thớ gỗ mịn, nhỏ, cây có tinh dầu nên không sợ mối mọt, mùi thơm nhẹ lưu giữ rất lâu trong gỗ.

Sưa đỏ sở hữu vẫn gỗ với đường nét hoa văn tự nhiên, uốn lượn ngẫu hứng bất quy tắc, nhiều chỗ tạo thành hình mặt quỷ nên còn được gọi là sưa mặt quỷ.

Ở thời phong kiến, gỗ sưa đỏ được gọi là trắc thối Giao Chỉ, được sử dụng rất nhiều trong cung đình xưa.

Gỗ sưa vàng

Gỗ sưa vàng cho gỗ màu vàng nhạt, lõi gỗ thẫm màu hơn. Sưa vàng có mùi thơm hấp dẫn được sử dụng nhiều trong nội thất gỗ, làm vòng tay tâm linh, cất lấy tinh dầu sử dụng làm hương.

Ngoài ra còn có một loại cho gỗ màu đen được gọi là tuyệt gỗ nhưng cực kỳ hiếm thấy.

Gỗ sưa đỏ quý như thế nào?

Gỗ sưa đỏ được chia làm 3 loại là gỗ sưa đỏ Hải Nam (Trung Quốc), gỗ sưa đỏ Bắc Bộ và gỗ sưa đỏ Nam Bộ. Trong đó, gỗ sưa đỏ Hải Nam là loại có giá trị cao nhất.

Ống bút được làm từ gỗ sưa

Gỗ sưa đỏ quý hiếm và có giá trị cao dựa vào nhiều yếu tố. Có thể nói những người sở hữu gỗ sưa đỏ đại diện cho tầng lớp giàu có và quyền lực nhất ở Trung Quốc. Vì vậy, loại gỗ này được rất nhiều người săn tìm, nhất là người dân Trung Quốc.

Cũng theo sự truyền miệng, gỗ sưa đỏ được nói rất nhiều về khả năng chữa bệnh và khả năng hút tà ma. Do vậy, nhiều người mua sắm gỗ sưa đỏ với mục đích trị bệnh và trấn yểm.

Giá trị gỗ sưa đỏ còn được thể hiện ở chất lượng và vẻ đẹp của gỗ. Vân gỗ sưa đỏ Việt Nam có ở cả bốn mặt, được xếp vào hàng có vân đẹp nhất trong tất cả các loại gỗ ở Việt Nam. Khi đưa gỗ sưa đỏ ra ánh sáng sẽ thấy óng ánh 7 màu.

Gỗ sưa đỏ còn có độ bền chắc thuộc hàng bậc nhất khi không bị ngấm nước, mục nát. Thân gỗ sưa đỏ vẫn ổn định dù ngâm trong nước nhiều năm trời; không nứt nẻ dù ở trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cách nhận biết gỗ sưa

Ông bà từ xưa đã có câu “vân gỗ trắc, sắc gỗ sưa”. Do đó cách đơn giản, dễ tiến hành nhất là quan sát màu sắc của gỗ sưa.

Những vật dụng được là từ gỗ sưa

Dựa vào màu sắc

Gỗ sưa có màu vàng hoặc đỏ đặc trưng, gỗ để lâu sẽ xuống màu nhưng sử dụng dao cạo hoặc dùng giấy ráp chà nhẹ đi lớp ngoài sẽ thấy màu vàng, đỏ sáng rực.

Vân gỗ sưa xoắn nổi thành từng lớp rất đẹp. Đôi khi vân gỗ sẽ hình thành các vòng xoáy mang hình thù kỳ lạ như hình mặt quỷ. Thớ gỗ sưa nhỏ mịn màu đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xen lẫn các thớ đen.

Gỗ sưa có thơm không?

Mùi hương đặc biệt của tinh dầu gỗ sưa được giữ trọn vẹn trong gỗ, có mùi thoảng như mùi trầm hương. Bạn có thể ngửi trực tiếp lên gỗ để phân biệt. Đối với các sản phẩm lâu đời thì có thể dùng dao cạo nhẹ ngồi ngửi vẫn sẽ nghe được mùi hương thơm ngát.

Sử dụng mẫu thử

Nếu có gỗ mẫu thử, bạn có thể đốt hoặc ngâm nước để phân biệt. Khi đốt gỗ sưa sẽ tỏa hương trầm nhẹ, tàn màu trắng ngà. Ngâm gỗ sưa vào nước sôi khoảng 15 - 20 phút sẽ thấy nước chuyển màu đỏ nhạt, trong suốt và có một đường viền váng dầu bám vào thành bát có mùi thơm.

Về cân nặng, gỗ sưa tương đương với gỗ hương.

Tượng tam cóc được điêu khắc từ gỗ sưa

Công dụng của gỗ sưa

Gỗ sưa là loại gỗ có giá trị kinh tế cao, được ứng dụng nhiều trong nội thất gỗ, phong thủy và chữa bệnh.

Nội thất gỗ sưa có giá trị rất cao như bàn ghế, tủ, sập, giường, …

Vật phẩm phong thủy từ gỗ sưa như tượng, vòng tay,... dùng để trấn trạch, trừ tà ma.

Ngoài ra, gỗ sưa còn được sử dụng để phòng và chữa bệnh như vòng tay, mặt dây chuyền… tinh dầu còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, xua đuổi côn trùng, ổn định tinh thần.

Có nhiều lời truyền miệng về khả năng chữa bệnh thần kỳ của gỗ sưa xuất hiện từ xưa và lưu truyền đến nay. Đồng thời, gỗ sưa cũng được ghi nhiều trong Bản thảo cương mục, Trung dược đại từ điển Trung Hoa về khả năng trị bệnh. Tuy nhiên, chưa có sách nào mô tả về cách chế biến gỗ sưa thành thuốc. Hiện nay vẫn chưa có khám phá nào về giá trị chữa bệnh của loại gỗ này.

Gối được làm từ gỗ sưa

Nhiều khách hàng khi sử dụng gỗ sưa sẽ lo ngại về vấn đề sức khỏe rằng gỗ sưa có an toàn hay không? Tác hại của gỗ sưa là gì? Hiện nay vẫn chưa có thông tin chính thức nào chỉ rõ về tác hại của gỗ sưa nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm được làm từ loại gỗ này.

Giá thành của gỗ sưa trên thị trường hiện nay

Giá trị của gỗ sưa được thể hiện rất rõ nét qua vẻ đẹp và chất lượng của gỗ. Cơn sốt gỗ sưa vẫn chưa hề hạ nhiệt cho đến hiện giờ khiến giá gỗ sưa trên thị trường bị đẩy lên vô cùng cao.

Sưa trắng ít được ứng dụng nên có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sưa đỏ. Với gỗ sưa đỏ có giá thành dao động từ 1 - 100 triệu/kg tùy loại. Hiện nay, sưa đỏ từ 7 tuổi trở lên, lõi từ 9cm trở lên được bán với giá 1 - 5 triệu/kg.

Nhiều nhà khoa học trong ngành đã khẳng định, giá trị gỗ sưa thấp hơn rất nhiều so với lim, gụ sến… và gỗ sưa chỉ thuộc nhóm gỗ 2. Đồng thời giá gỗ sưa hiện nay cao là do bị thương lái Trung Quốc đẩy giá lên. Do đó, khách hàng cần có sự hiểu biết về giá trị thực của gỗ sưa để tránh bị tổn thất khi mua bán loại gỗ này.

DƯƠNG ĐÌNH KIÊN KẾT NỐI CÙNG CHIA SẺ

Hotline: 0834.740.083 Mr Kiên

>>> MÁY IN QUẢNG CÁO CŨ 98% GIÁ SIÊU RẺ TẠI ĐÂY

>>> Nhận sửa máy in bạt tphcm

>>> đầu phun khổ lớn

>>> mực in bạt quảng cáo

>>>> máy in bạt decal cũ khổ lớn từ 1m6- 1m8- 1m9-2m5 và 3m2 tại đây

 

 


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng